CIC là một tổ chức sự nghiệp của nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có các chức năng sau:
(CIC là tên viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm thông tin tín dụng.)
Các ngân hàng nhà nước sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay tiền bao gồm tên người vay, tổ chức vay và toàn bộ quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một nguồn cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử trả nợ tín dụng của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Để khi cấp xét tín dụng cho bạn thì nhân viên ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định lập hồ sơ vay vốn cho bạn.
Nợ xấu là những khoản vay nợ không thanh toán được phân loại từ nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) , nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ thanh toán chậm và quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày, đồng thời theo quy định của các ngân hàng thương mại thì căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp.
Vậy nên nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:
=> Đây được coi là định nghĩa chung trong giới vay tín dụng.
Có tất cả 5 nhóm nợ xấu, càng nợ nhóm cao thì tỷ lệ vay vốn ngân hàng càng thấp.
Bạn muốn check CIC rất đơn giản, chỉ cần mất 2 phút làm theo các hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào Website của CIC để đăng ký tài khoản và điền đầy đủ thông tin của mình như hướng dẫn.
Lưu ý: Bạn phải đính kèm 3 ảnh mặt trước, mặt sau CMND và ảnh chân dung theo định dạng png, jpg nữa nhé.
Sau bước 1, bạn sẽ được gửi 1 mã OTP về điện thoại theo SĐT bạn đã đăng ký ở trên . Bạn hãy nhập mã OTP để xác thực, sau đó bấm tiếp tục.
Ngay sau khi bạn hoàn tất, hệ thống sẽ gửi thông tin truy cập tài khoản về Email mà bạn đã dùng để đăng ký ở trên, các bạn nhớ check mail của mình nhé!
Bước 2: Dùng thông tin trên mail đã nhận để đăng nhập tài khoản tra cứu thông tin.
Truy cập vào trang web https://cic.gov.vn/#/ rồi đăng nhập bằng user và pass đã lập.
Bước 3: Để tra cứu thông tin CIC của bạn
Để biết thêm chi tiết hơn cách tra cứu các bạn xem ở file hướng dẫn đính kèm nhé: File hướng dẫn tra cứu CIC cá nhân
Khi vay tín chấp (vay mua hàng trả góp, vay tiêu dùng cá nhân..) hay vay thế chấp (vay mua nhà, mua đất, mua ô tô...) tại ngân hàng hay các công ty tài chính, thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin các khoản vay, tên người vay vốn, và cả quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp những thông tin trên thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.
Khi bạn đã bị rơi vào nợ xấu ngân hàng thì rất khó có thể vay vốn tiếp được.
Với nợ nhóm 1 thì tùy vào từng mức độ trả nợ quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc bị đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể chỉ cần trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Ranh giới giữa nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 cũng có thể dễ dàng chuyển sang nhóm nợ xấu là nợ nhóm 3 hoặc nợ nhóm 4 hay nợ nhóm 5. Do đó, mức độ đánh giá của mỗi tổ chức tín dụng sẽ có sự khác nhau. Và đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ xấu cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định thì các nhóm trên đối với ngày trả nợ quá hạn.
Hiện tại không có bất kỳ một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng có CIC nợ xấu nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính như Prudential Finance, FE Credit... Tuy nhiên cũng tùy vào từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do trả chậm là gì và có thể chứng minh ở tổ chức cho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn tiếp tục vay vốn được.
Nếu như bạn rơi vào trường hợp bị nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và các công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 03 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn nhưng khả năng xóa được nợ xấu rất thấp.
Đặc biệt, một số ngân hàng nhà nước có hệ thống kiểm soát rủi ro rât khắt khe, khi bạn chạm mức nợ xấu nhóm 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi cũng không thể hỗ trợ vay vốn cho bạn được.
Từ đó chúng ta thấy rằng, trở thành nợ xấu là một điều không tốt. Bạn nên xem lại quá trình trả nợ và lịch sử tín dụng của mình có gì không tốt hay không.
Khoản trẳ nợ tín dụng tốt là khi bạn luôn thanh toán đúng hạn với ngân hàng và các công ty tài chính.
Trước khi vay mua hàng trả góp, vay tín chấp tiêu dùng cá nhân hay vay thế chấp, bạn nên tìm hiểu kỹ xem số tiền mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu vay vốn của mình cũng như mức thu nhập tài chính hiện tại bạn sẽ ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 40% thu nhập để bảo đảm chi tiêu cá nhân trong cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn đột ngột bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ không khiến bản thân mình rơi vào nợ xấu.
Đừng cố gắng đi vay nhiều nơi khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn thêm chi phí “trà bánh” và tốn thời gian không cần thiết mà vẫn không thể vay được.
Đặc biệt những bạn đang sử dụng Credit Card (thẻ tín dụng) thì cần phải chú ý hơn. Luôn nhớ rằng hãy trả hết nợ và không bao giờ sử dụng vượt quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua sắm, quẹt thẻ vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng của bạn tốt.
Nếu bạn đang vay khoản vay nào đó thì tốt nhất bạn nên theo dõi và trả nợ đúng kỳ hạn.